Diện tích ca cao tăng chậm

Đó là tình trạng chung mà nhiều đại biểu đến từ các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ phản ánh khi tham dự Diễn đàn các giải pháp cho sự phát triển bền vững ngành hàng ca cao Việt Nam do Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Chính phủ Hà Lan tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk  Lăk ngày 14-11.

Cục Trồng trọt cho biết, theo báo cáo từ Sở NN&PTNT các tỉnh, diện tích ca cao tính đến tháng 10-2012 là 22.415 héc ta, tốc độ phát triển diện tích trồng ca cao của Việt Nam có tăng hằng năm nhưng còn chậm so với quy hoạch chung và chỉ tiêu của từng địa phương.

Theo ông Nguyễn Xuân Diệp, đại diện Trung tâm khuyến nông Đăk Lăk, từ năm 2002, UBND tỉnh Đăk Lăk đã có quy hoạch về diện tích trồng ca cao đến năm 2010 là 6.000 héc ta, tuy nhiên, đã quá 2 năm kể từ quyết định 821/QĐ-UB hết hiệu lực nhưng toàn tỉnh mới chỉ có hơn 2.000 héc ta ca cao.

“Năm 2012, Trung tâm khuyến nông tỉnh Đăk Lăk được phê duyệt 650 triệu đồng để hỗ trợ nông dân, tập huấn kỹ thuật cho nông dân trồng ca cao. Tuy nhiên, đến nay số tiền nói trên trung tâm khuyến nông vẫn chưa được nên không thể hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích ca cao”, ông Diệp nói.

Theo ông Võ Đình Khánh, công tác tại Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bình Phước, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 30.000 héc ta ca cao. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này diện tích trồng ca cao tại Bình Phước vào khoảng 2.100 héc ta. Việc tăng thêm gần 27.900 héc ta trong 8 năm nữa, theo ông Khánh khó có thể làm được.

“Đến năm 2020, Bình Phước đặt mục tiêu sẽ có 30.000 héc ta ca cao. Tuy nhiên, đó chỉ là kế hoạch chứ không phải mọi việc đều suôn sẻ vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quy hoạch này”, ông Khánh nói.

Ông Lee Choon Hui, Tổng cục trưởng Ủy ban ca cao Malaysia, chia sẻ, cách đây 22 năm, Malaysia đứng thứ tư thế giới khi có 410.000 héc ta trồng ca cao nhưng nay chỉ còn 20.000 héc ta, xếp sau Việt Nam. Nguyên nhân, do lợi ích kinh tế của cây ca cao không bằng những cây trồng khác như dầu cọ, bất chấp một điều là trong những năm qua giá hạt ca cao đều có xu hướng tăng lên.

Vì thế, để khuyến khích người dân trồng ca cao thì làm sao phải tăng hiệu quả kinh tế từ cây trồng này chứ không phải do thiếu tiền để làm khuyến nông.

Theo Cục Trồng trọt, trong quy hoạch phát triển cây ca cao đến 2020 Việt Nam sẽ trồng 50.000 héc ta, có thể sản xuất được 100.000 tấn hạt cao cao. Lúc đó, Việt Nam trở thành quốc gia lớn thứ 2 châu Á chỉ sau Indonesia về sản lượng hạt ca cao, và thứ nhất châu Á về sản lượng hạt ca cao lên men sản xuất mỗi năm. Hiện Indonesia là nước sản xuất lượng ca cao lớn nhất châu Á là 500.000 tấn hạt ca cao/năm nhưng đa phần là hạt ca cao không lên men.

các bài viết khác

PHÂN HỮU CƠ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Chất hữu cơ có vai trò rất lớn trong việc cải tạo độ phì của đất do thành phần chủ yếu của chất hữu cơ là C, H, O. Dưới tác dụng phân huỷ của vi sinh vật đất

Xem thêm

Tự đo độ pH của đất với hộp dụng cụ pH-EFS

Nhằm giúp bà con nông dân tự mình có thể xác định độ pH (độ chua của đất) ngay trên vườn đất nhà mình, Trung tâm Nghiên cứu đất – phân bón và môi trường Phía Nam đã...

Xem thêm