Công cụ mới xác định các loài cỏ dại hại lúa ở châu Phi

Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích cây ăn quả (CAQ) của cả nước khoảng 910 nghìn ha, trong đó riêng khu vực Nam Bộ là 495 nghìn ha. Ðể đạt mục tiêu này, các địa phương vùng Nam Bộ đang xây dựng các vùng chuyên canh CAQ tập trung, cũng như xây dựng chuỗi liên kết theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.

Bài 1 : Loay hoay tìm hướng đi

Nam Bộ là vùng trái cây trọng điểm của cả nước, với gần 416 nghìn ha, hằng năm cung cấp cho thị trường hơn 4,3 triệu tấn (chiếm 57,41% tổng sản lượng cả nước). Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) gần 286 nghìn ha, Ðông Nam Bộ hơn 122 nghìn ha. Nhưng thị trường đầu ra luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, điệp khúc "được mùa, rớt giá; được giá, mất mùa" tồn tại nhiều năm qua, đẩy nhà nông rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng, trồng - chặt.

Yếu thế cạnh tranh

Ðiều dễ nhận thấy là quy mô sản xuất trái cây ở Nam Bộ còn nhỏ lẻ, phân tán, dàn trải. Hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực, người dân trồng nhiều chủng loại cây trên cùng diện tích, thiếu sự liên kết giữa người trồng để thống nhất quy trình và đầu tư đồng bộ, cũng như chưa tổ chức được hệ thống tiêu thụ chuyên nghiệp. Ðó là lý do thị trường đầu ra luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, điệp khúc "được mùa, rớt giá; được giá, mất mùa" tồn tại nhiều năm qua, đẩy nhà nông rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng, trồng - chặt. Trưởng phòng Khoa học - Kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (NN và PTNT) tỉnh Bến Tre Ðỗ Văn Công nhìn nhận: Do đất nông nghiệp manh mún, dân cư tập trung đan xen trong vùng sản xuất làm ảnh hưởng rất lớn việc tiến hành dồn điền, đổi thửa. Do đó, nông sản thường "bốn không" - không cùng lúc, không cùng kích cỡ, không cùng giống và tất nhiên là không đồng đều về chất lượng. Việc xây dựng thương hiệu hàng hóa cũng vì thế rất khó. Ðồng tình với quan điểm nêu trên, Giám đốc Sở NN và PTNT Ðồng Nai Phạm Minh Ðạo nhận định, tuy diện tích và sản lượng trái cây của tỉnh khá lớn, nhưng chủ yếu mỗi hộ, mỗi khu vực lại trồng một loại giống; mặt khác, quy trình chăm sóc chưa đạt yêu cầu, cho nên chất lượng trái cây không đồng đều. Vì vậy, trái cây ở vùng Ðồng Nai nói riêng, cả nước nói chung muốn xuất khẩu cũng rất khó, thậm chí thua ngay tại sân nhà. Thực tế này có thể nhận thấy rất rõ trên thị trường nước ta hiện nay là, trái cây của Trung Quốc, Thái-lan, Mỹ... xuất hiện ngày càng nhiều, trong khi trái cây của Việt Nam lại không có nơi tiêu thụ...

Một thực trạng đáng buồn hiện nay là, do thiếu định hướng của các ngành chức năng cho nên nông dân sản xuất cây ăn quả theo kiểu "mạnh ai nấy làm", chưa tạo ra những vùng chuyên canh tập trung rộng lớn để đồng bộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, do đó bình quân thu nhập trên một ha còn thấp. Tiến sĩ Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông quốc gia chia sẻ: "Bức xúc của nhà vườn là giá cả đầu vào, vật tư nông nghiệp thời gian qua liên tục tăng, trong khi giá cả đầu ra của trái cây bấp bênh cho nên khó có thể tính toán được hiệu quả sản xuất", nông dân xã Xuân Ðồng, huyện Cẩm Mỹ (Ðồng Nai) cho biết: Nhà nông sản xuất tự phát, sau nhiều phen lao đao "tự bơi" tìm đầu ra không được, liền quay lại chặt bỏ nhãn, chôm chôm, xoài..., tìm đến một số loại cây trồng khác, thu về cái lợi trước mắt, nhưng chẳng bao lâu sau lại rơi vào cảnh "gà què ăn quẩn cối xay".

TÂN VŨ NHUNG và CHÂU HẢO