CANH TÁC, XỬ LÝ ĐẤT CÓ ĐỘ pH THẤP (ĐẤT CHUA)

Thế nào là đất chua?

Đất chua là đất có nhiều axit, chứa ion H+ hoặc có nhiều ion sắt (Fe3+), nhôm (Al3+) tự do. Các ion này gây ra nhiều bất lợi cho việc giữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời làm cho đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học của đất.

Độ chua của đất được đánh giá bằng chỉ số pH:

  • Đất chua nhiều:  pH < 4
  • Đất chua vừa:  pH = 4 - 5  
  • Đất chua ít: pH = 5 - 6      

Độ pH thích hợp của một số loại cây trồng:

Mỗi loại cây trồng có một sự thích ứng nhất định về khoảng pH, khi khoảng pH đạt ở mức độ tối thích, cây trồng sẽ phát triển mạnh do quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi. Nếu pH lớn hơn hoặc nhỏ hơn khoảng tối thích sẽ ảnh hưởng đến đời sống cây trồng.


CÂY TRỒNG


Độ pH phù hợp

 
Cây công nghiệp
: cà phê, tiêu, cao su, chè, thuốc lá, nho, mía…


5,5 – 6,5


Cây rau màu
: cải bắp, cải củ, cải thảo, dưa leo, hành tỏi, ớt ngọt, súp lơ, xà lách, bông cải xanh, cà chua, cà rốt, cà tím, bầu bí, khoai tây, dâu tây…


5,5 – 7,0


Hoa
: hoa cúc, hoa hồng, lily, cát tường, cẩm chướng, đồng tiền, layơn….


5,8 – 7,0


Cây lương thực
: bắp, khoai lang, đậu đỗ, đậu tương, đậu phụng, gừng, lúa..


5,5 - 6,8


Cây ăn trái
: cam quýt, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nhãn, chôm chôm…


5,5 – 6,5

 

Ảnh hưỡng của pH tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng

 

Có 3 nguyên nhân làm cho đất chua:

1) Do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới quá thừa. Các chất dinh dưỡng bị hòa tan, trong đó có nhiều chất kiềm như canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)….. xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ…. làm cho đất mất chất kiềm, biến thành chua.

2) Do cây hút dinh dưỡng: ngoài đạm, lân, kali (NPK) cây hút khá nhiều Ca, Mg… (một vụ lúa trung bình cây hút 40 – 50kg Canxi/ ha ; cà phê 72kg Canxi/ha ; tiêu 67kg Canxi/ha). Trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều. Mà trong canh tác nông nghiệp thì một lượng lớn các chất kiềm (Ca, Mg) bị lấy đi không hoàn lại cho đất dưới dạng các sản phẩm nông nghiệp. Nếu hàng năm không bón bù vào lượng dinh dưỡng bị cây lấy đi, càng làm cho đất nhanh chua.

3) Do tập quán canh tác:

- Sử dụng phân chuồng tươi (chưa ủ hoai): Sự phân giải chất hữu cơ trong đất luôn thải ra nhiều loại axit cacbonic H2CO3, axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…

- Bón phân chua sinh lý mang gốc axit như phân SA (Sunfat amôn) ; KCl (Kali Clorua) ; K2SO4 (Sunfat kali) ; Supper lân … Các gốc axit SO4-, Cl –   cây không hút hoặc hút rất ít, tồn tại trong đất, cùng với nước tạo thành Axit sunfuric, Axit clohiric…

Các Axit hình thành này hòa tan chất kềm (Ca, Mg) và rửa trôi, làm cho đất chua. Ngoài ra các Axit này cũng hoà tan các kim loại như sắt (Fe), nhôm (Al), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu) từ đất. Vì vậy đất có pH thấp thường chứa các kim loại độc hại.

Tác hại của chất chua đối với cây trồng:

- Đất chua ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng. Do trong đất chua có nhiều kim loại hòa tan với hàm lượng cao quá mức, gây độc cho cây. Đó là các nguyên tố như Al, Mn, Fe … gây ức chế, kìm hãm sự phát triển của rễ cây. Rễ cây không phát triển được nên không hút nước, dinh dưỡng dẫn đến cây sinh trưởng chậm.

- Sự có mặt quá nhiều của các nguyên tố nào đó, sẽ ức chế sự hấp thu dinh dưỡng đối với các nguyên tố khác, làm mất cân đối dinh dưỡng, làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém. Đặc biệt là nguyên tố Lân (P) bị cố định do liên kết với Al, Fe di động trong đất tạo thành các dạng phosphat sắt và phosphat nhôm (FePO4, AlPO4, Fe2(OH)2PO4, Al(OH)2PO4 khó tan làm cây không hút được Lân (P). Dẫn tới bộ rễ cây yếu, thậm trí không phát triển được. Trong trường hợp này hiệu lực phân bón (N, K) cho cây trồng giảm đáng kể.

Ví dụ: đất nâu đỏ bazan có lượng phosphat sắt (Fe-P) chiếm trên 80% tổng số lân vô cơ; đất vàng đỏ trên đá phiến sét có Fe-P trên 70% tổng số lân vô cơ; đất phù sa chua và đất phèn có Fe-P tương ứng là 48-56% tổng số lân vô cơ.

Sử dụng KOMIX LÂN VÔI để canh tác, xử lý trên đất chua:

KOMIX LÂN VÔI + TE

THÀNH PHẦN:

  • CaO : 40%           SiO2  : 1%
  • P2 O5hh :    2%      Mn  : 780ppm                                        
  • MgO:  15%          Zn   : 220ppm                                                    

CÔNG DỤNG:

  • Khắc phục độ chua của đất do sử dụng liên tục phân bón hóa học trong thời gian dài để canh tác.
  • Tăng hiệu suất hấp thu phân bón trên cơ sở tăng pH đất (đưa pH đất chua tiến dần đến trung tính).
  • Ngoài việc cung cấp lân cho cây trồng, Komix Lân Vôi + TE còn bổ sung thêm trung vi lượng như: Ca, Mg, Si. Mn, Zn, những nguyên tố này thường bị thiếu hụt trong đất sau thời gian canh tác.
  • Hạn chế, sâu, bệnh hại cây trồng ở vùng rễ.
  • Là vật liệu không thể thiếu dùng để ủ hoai phân chuồng.

CÁCH SỬ DỤNG:

-  Liều lượng bón cho 1.000m2  .

  • Đất chua nhiều (pH < 4)    : bón 250kg.
  • Đất chua vừa (pH = 4 - 5)  : bón 200kg.
  • Đất chua ít (pH = 5 - 6)      : bón 150kg.
  • Bón lót: sử dụng từ 200 – 250g/hố trồng
  • Dùng ủ hoai phân chuồng: Trộn 5% Komix Lân Vôi + TE so với khối lượng đống ủ.

- Cách sử dụng:

  • Rải đều lượng Komix Lân Vôi + TE vào đất để tăng hiệu lực khử chua cho đất.
  • Đối với cây trồng rau màu nên rải đều Komix Lân Vôi + TE với lớp đất mặt sau đó xới nhẹ trước khi xuống giống từ  5 - 7 ngày.
  • Trộn đều Komix Lân Vôi + TE vào hố trồng mới trước khi xuống giống từ 5 - 7 ngày.